Các môn học thuộc bộ môn kỹ thuật nhiệt lạnh

1. Kỹ thuật nhiệt  

- Số tín chỉ: 03

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Toán giải tích.

- Nội dung học phần: Nội dung bao gồm hai phần. Phần một là Nhiệt động học trình bày các khái niệm cơ bản về năng lượng và biến đổi trạng thái nhiệt động liên quan đến trao đổi năng lượng, các định luật nhiệt động I và II, các chu trình lí thuyết của động cơ nhiệt, máy lạnh. Phần thứ hai là Truyền nhiệt: nghiên cứu các qui luật truyền nhiệt, các phương pháp tính toán truyền nhiệt cơ bản dùng làm cơ sở để thiết kế, kiểm tra các thiết bị trao đổi hoặc sử dụng nhiệt.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Nhiệt kĩ thuật. ĐH Bách khoa.

[2]. Bộ môn Nhiệt động kỹ thuật. Bài giảng nhiệt động kỹ thuật. Đại học Hàng hải. 2010.

[3]. Bùi Hải, Hoàng Ngọc Đồng. Bài tập nhiệt kỹ thuật.NXB khoa học kỹ thuật. 1999.

[4]. Lê Xuân Dực, Trần Quang Nhạ, Nguyễn Hà Thanh. Nhiệt kỹ thuật đại cương. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 1971.

[5]. Kau-Fui, Vincent Wong. Intermediate Heat Transfer. University of Miami Coral Gobles, Florida, U.S.A. 2003.

[6]. Kalyan Annamalai, Ishwar K. Puri. Advanced Thermodynamics Engineering. CRC Press Washington.2002.

2. Kỹ thuật lạnh cơ sở

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nhiệt

- Nội dung học phần: Đề cương gồm các nội dung về không khí ẩm (trạng thái và các quá trình nhiệt động của không khí ẩm), lưu động và tiết lưu, các chu trình và hệ thống thiết bị lạnh, trao đổi nhiệt khi thay đổi pha. Phần chu trình và hệ thống thiết bị lạnh sẽ trình bày tỉ mỉ hơn (so với học phần cơ bản Nhiệt kỹ thuật) về các chu trình lạnh khác nhau và các thiết bị đặc biệt của hệ thống lạnh.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ môn Nhiệt động kỹ thuật. Bài giảng nhiệt động kỹ thuật. Đại học Hàng hải, 2010.

[2]. Bùi Hải, Hoàng Ngọc Đồng. Bài tập nhiệt kỹ thuật.NXB khoa học kỹ thuật. 1999.

[3]. Lê Xuân Dực, Trần Quang Nhạ, Nguyễn Hà Thanh. Nhiệt kỹ thuật đại cương. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 1971.

[4]. Kau-Fui, Vincent Wong. Intermediate Heat Transfer. University of Miami Coral Gobles, Florida, U.S.A. 2003.

[5]. Kalyan Annamalai, Ishwar K. Puri. Advanced Thermodynamics Engineering. CRC Press Washington.2002.

3. Thiết bị trao đổi nhiệt

- Số tín chỉ: 04

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: BTL

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật lạnh cơ sở

- Nội dung học phần: Nội dung môn học gồm hai phần:

Phần 1: Thiết bị trao đổi nhiệt. Phần này trình bày các khái niệm cơ bản về thiết bị trao đổi nhiệt, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị trao đổi nhiệt (gồm 3 loại chính là thiết bị trao đổi nhiệt loại vách ngăn, thiết bị trao đổi nhiệt loại hồi nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt loại hỗn hợp). Tính toán và thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt.

Phần 2: Mạng nhiệt. Phần này giới thiệu các khái niệm về mạng nhiệt, tính nhiệt và tính toán thuỷ lực cho mạng nhiệt. Các biện pháp sử dụng an toàn và hiệu quả mạng nhiệt công nghiệp và dân dụng.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. W.F. Stoecker .Design of thermal systems. Mc Graw-Hill, Inc, Newyork 1989.

Reinhond V.N., Drying and Storage of Grains and Oilseeds.  An Avi Book, New York 1982.

[2]. Bùi Hải, Trương Nam Hưng. Truyền nhiệt. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2010.

[3]. Nguyễn Công Hân. Mạng nhiệt. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2008.

[4]. Nguyễn Công Hân, Trương Ngọc Tuấn. Bài tập cung cấp nhiệt. Nhà xuất bản Bách khoa, 2008.

[5]. Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư. Thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2001.

[6]. Hoàng Đình Tín. Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2001.

4. Bơm, quạt, máy nén

- Số tín chỉ: 03

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành các học phần cơ học chất lỏng

- Nội dung học phần: Gồm các vấn đề về đặc tính hệ thống thủy lực và máy thủy lực, cấu tạo, nguyên lí làm việc và đặc tính các máy thủy lực (bơm, quạt, máy nén…), phương pháp tính toán hệ thống đường ống và lựa chọn các móc máy thủy lực và các trang thiết bị phụ, lắp đặt, điều chỉnh và kiểm soát hệ thống đảm bảo yêu cầu cho trước.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. V.M.Cherkassky, Pumps, fans, compressors, Nhà xuất bản Mir Publisher, Moscow – 1980

[2]. Nguyễn Phước  Hoàng, Phạm Đức Nhuận, Nguyễn Thạc Tân, Thủy lực và máy thủy lực, tập II, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội – 1979

[3]. Ngô Vi Châu, Nguyễn Phước Hoàng, Vũ Duy Quang, Đặng Huy Chi, Võ Sĩ Huỳnh, Lê Danh Liên, Bài tập thủy lực và máy thủy lực, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật, Hà nội – 1997

[4]. Trần Sĩ Phiệt – Vũ Duy Quang, Thủy khí động lực kỹ thuật, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội – 1979

[5]. Nguyễn Văn May, Bơm, quạt, máy nén, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 1997

5. Kỹ thuật thông gió

- Số tín chỉ: 04

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: BTL

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện đăng ký học phần: Đã hoàn thành các học phần kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật lạnh cơ sở

- Nội dung học phần: Nội dung học phần bao gồm các các khái niệm liên quan tới hệ thống thông gió, các phương pháp tổ chức thông gió trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Học phần cũng chứa đựng những kiến thức về phương pháp tính toán, thiết kế, cấu tạo, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống thông gió cho các đối tượng cụ thể trong đời sống và kỹ thuật. Ngoài ra học phần này còn cung cấp các phương pháp phân tích hệ thống để đưa ra được thiết kế có tính quy hoạch tổng thể cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

- Tài liệu tham khảo:

[1]. F. C. McQuiston, J. D. Parker, J. D. Spitler.Heating, Ventilating and Air Conditioning. John Wiley & Sons, Inc. New York, 2000.

[2]. Hoàng Thị Hiền, Bùi Sỹ Lý. Thông gió. Nhà xuất bản xây dựng – Hà Nội, 2004.

[3]. Terry S. Boutet. Thông gió tự nhiên trong nhà ở. Bản dịch từ “Controling Air Movement” của Hà Nhật Tân. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin – TP. Hồ Chí Minh, 2006.

6. Tiêu chuẩn và quy phạm trong công nghiệp nhiệt lạnh

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí.

- Nội dung học phần: Nội dung bao gồm các tiêu chuẩn và quy định chung ứng dụng trong các hệ thống nhiệt lạnh trong công nghiệp cũng như ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế khác (kho lạnh, buồng lạnh, máy lạnh thương nghiệp, bẻ kem, đá, máy lạnh đông thực phẩm, tủ lạnh gia đình, buồng lạnh dưới tàu thủy…), trong công nghiệp rượu, bia, bơm nhiệt, hút ẩm, máy lạnh trên các phương tiện vận tải.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Quy chuẩn quốc gia về hệ thống làm lạnh hàng.

[2]. Quy phạm thống làm lạnh hàng.

[3]. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Đinh Văn Thuận. Kỹ thuật lạnh ứng dụng. Nhà xuất bản Giáo dục, 1995.

[4]. R. Trott and T. Welch. Refrigeration and Air Conditioning. Third edition. Butterworth – Heinemann, 2002.

[5]. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy. Kỹ thuật lạnh cơ sở. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

[6]. The Refrigerant Shift in Centrifugal Chillers: From HCFCs to HFCs.

[7]. TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh - Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu.

[8]. TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.

[9]. TCVN 4088:1985 Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng.

[10]. TCVN 4605:1988 Kĩ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che - Tiêu chuẩn thiết kế

[11]. TCVN 4605:1988 Heating techniques – Insulating components – Design standard

[12]. SMACNA Tiêu chuẩn gia công lắp đặt hệ thống điều hoà không khí. (Anh quốc)

[13]. ASHRAE 2007 - Phần ứng dụng (Hiệp hội các kỹ sư Nhiệt, Lạnh và Điều hòa Hoa Kỳ)

[14]. Các quy phạm về bảo vệ môi trường Việt Nam.

[15]. Các quy phạm của Cục phòng cháy chữa cháy cho công trình xây dựng Việt Nam.

[16]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687:1992 về thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế

[17]. Tiêu chuẩn ngành 28TCN 166:2001 về thuật ngữ kỹ thuật lạnh, thông gió, sưởi ấm và điều hòa không khí do Bộ Thủy sản ban hành

[18]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7831:2012 về Máy điều hòa không khí không ống gió - Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

[19]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6577:1999 về Máy điều hoà không khí và bơm nhiệt gió - Gió có ống gió - Thử và đánh giá tính năng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

[20]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3288:1979 về hệ thống thông gió - yêu cầu chung về an toàn

[21]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:1996 về Hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi - Yêu cầu an toàn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

[22]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7831:2007 về Điều hoà không khí - Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

[23]. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 232:1999 về hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu

[24]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5687:2010 về thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế

[25]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-88:2005 về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 1/ 2-88: Yêu cầu cụ thể đối với máy tạo ẩm được thiết kế để sử dụng cùng với các hệ thống gia nhiệt, thông gió hoặc điều hoà không khí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

[26]. QCXDVN 09-2005] Quy Chuan Xay Dung Viet Nam cho HVACR

7. Kỹ thuật an toàn hệ thống nhiệt lạnh

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học:

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật lạnh cơ sở

- Nội dung học phần: Học phần Kỹ thuật an toàn hệ thống nhiệt lạnh cung cấp những nội dung cơ bản của TCVN 6104 – 1996 (biên dịch từ ISO 5149 – 1993) đã được tổng cục Tiêu chuẩn đo lường và Chất lượng ban hành năm 1996 thay thế cho các tiêu chuẩn trước đó về an toàn hệ thống lạnh.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. ISO 5149 : 1993 Mechanical referigating system used for cooling and heating Safety requirements.

[2]. TCVN 6104: 1996 Hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi. Yêu cầu an toàn (tương đương với ISO 5149: 1993).

[3]. TCVN 174: 2002 Cơ sở sản xuất nước đá thủy sản. Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ thủy sản (cũ).

[4]. TCVN 130: 1998 Cơ sở chế biên thủy sản. Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ thủy sản (cũ).

[5]. TCVN 166: 2001 Thuật ngữ kỹ thuật làm lạnh, thông gió, sưởi ấm và điều hòa không khí – Bộ thủy sản (cũ).

[6]. TCVN 5687: 1992 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế - Bộ Xây dựng.

[7]. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả - Bộ Xây dựng.

[8]. Trần Đưc Ba, Phạm văn Bôn, Nguyễn Mạnh Hiền, Nguyễn Thanh. Kỹ thuật an toàn máy lạnh. NXB công nhân kỹ thuật 1981.

[9]. ANSI/ASHRAE 15 – 1992. Tiêu chuẩn an toàn đối với hệ thống lạnh cơ khí (Mỹ).

[10]. Quản lý máy lạnh và môi chất lạnh. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc hành động vì tầng Ozôn.

[11]. Các khuôn mẫu tốt trong kỹ thuật làm lạnh – Sổ tay đào tạo. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc hành động vì tầng Ozôn.

8. Hệ thống đường ống

- Số tín chỉ: 03.

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Tự chọn

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung học phần: Khái niệm và cơ sở thiết kế hệ thống đường ống, bao gồm các vấn đề: Vật liệu chế tạo, các giả thuyết, tải trọng, cơ sở thiết kế, xác định kích thước, một số bài toán chuyên ngành. Những thành phần cơ bản của các hệ thống đường ống, tác dụng, phạm vi ứng dụng của chúng trong các hệ thống đường ống. Phương pháp lựa chọn và phối hợp các thành phần để cấu thành lên một hệ thống đường ống. Những tiêu chuẩn trong ký hiệu, kích thước và cấu trúc của các thành phần đường ống. Tính toán thủy lực cho các hệ thống đường ống sẵn có để tính nghiệm lại các thiết bị sinh hoặc tiêu tốn công suất có trong hệ thống (tua-bin thủy lực, bơm, quạt, máy nén). Những vấn đề liên quan đến thiết kế và sử dụng hệ thống đường ống như: bố trí và dao động của hệ thống, ăn mòn, sự cố và an toàn đối với hệ thống, các vấn đề về công nghệ và vận hành, xây dựng hồ sơ kỹ thuật. 

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ môn Động lực – Diesel. Bài giảng hệ thống đường ống. ĐHHH.

[2]. The M. W. Kellogg Company. Design of Piping Systems. Revised Second Edition.

[3]. Liang – Chuan and Tsen – Loong. Pipe Etress Engineering. ASME Press.2005.

[4]. Mohinder L. Nayyar. PIPING HANDBOOK. Seventh Edition. MCGRAW-HILL.

[5]. Thẩm Bội Châu. Thiết bị phụ tàu thủy (Tập bài giảng cho học viên cao học ngành máy và thiết bị tàu thủy). Đại học Hàng hải. 2012.

[6]. U.Wahren. Practical Introduction to Pumping Technology. Gufi Publishing Company. 1997.

9. Hệ thống điều hòa không khí

- Số tín chỉ: 05

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: TKMH

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật lạnh cơ sở

 - Nội dung học phần: Nội dung học phần bao gồm các các khái niệm liên quan tới hệ thống điều hòa không khí, các phương pháp tổ chức điều hòa không khí. Ảnh hưởng của các điều kiện tiện nghi nhiệt đối với sức khỏe con người. Học phần cũng chứa đựng những kiến thức về kết cấu, nguyên lý làm việc, phương pháp tính toán, thiết kế của các hệ thống điều hòa không khí cho các đối tượng cụ thể trong đời sống và kỹ thuật.- Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu tham khảo:

[1]. F. C. McQuiston, J. D. Parker, J. D. Spitler. Heating, Ventilating and Air Conditioning. John Wiley & Sons, Inc. New York, 2000.

[2]. R. Trott and T. Welch. Refrigeration and Air Conditioning. Third edition. Butterworth – Heinemann, 2002.

[3]. Trần Ngọc Chấn. Điều hòa không khí. Nhà xuất bản Xây dựng, 2002.

10. Kỹ thuật sấy

- Số tín chỉ: 05

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: TKMH

- Học phần: bắt buộc.

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nhiệt, kĩ thuật lạnh cơ sở, thiết bị trao đổi nhiệt

- Nội dung học phần: Nội dung môn học gồm hai phần.

Phần 1: Khái niệm cơ bản về kỹ thuật sấy. Phần này trình bày các khái niệm cơ bản về quá trình sấy , các phương pháp sấy, giới thiệu các loại thiết bị sấy, vật ẩm và tác nhân sấy, chọn chế độ sấy và tính toán thời gian sấy.

Phần 2: Tính toán thiết kế hệ thống sấy. Phần này giới thiệu nhiệm vụ và trình tự tính toán thiết kế một hệ thống sấy. Tính nhiệt quá trình sấy và tính chọn các thiết bị phụ trợ.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Nevekin L.C.,Drying and Technique in Drying, Science and Technological Publising, Sofia, 1985.

[2]. Reinhond V.N., Drying and Storage of Grains and Oilseeds.  An Avi Book, New York 1982.

[3]. Bùi Hải. Thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2003.

[4].  Trần Văn Phú, Nguyễn Lê Đương. Kĩ thuật sấy nông sản. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 1993.

[5]. Trần Văn Phú. Hệ thống sấy công nghiệp và dân dụng. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 1995.

[6].  Trần Văn Phú. Tính toán và thiết kế hệ thống sấy. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.

[7]. Hoàng văn Chước. Kĩ thuật sấy. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2006.

11. Tự động điều khiển các quá trình nhiệt lạnh

- Số tín chỉ: 02.

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Kĩ thuật điều khiển

- Nội dung học phần: Tổng quan về các đối tượng và các thông số vật lý thường phải điều chỉnh hoặc kiểm soát trong các hệ thống cung cấp năng lượng nhiệt, làm lạnh hoặc môi chất…; các tính chất động lực học của các loại đối tượng và biện pháp khiểm soát chung; các trang thiết bị phổ biến sử dụng trong các hệ thống điều khiển liên quan; các sơ đồ (chức năng, cấu trúc) của các hệ thống điều khiển; mô phỏng quá trình điều khiển và đánh giá chất lượng làm việc.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy (2003), Kỹ thuật lạnh cơ sở, NXB Giáo dục.

[2]. Trần Ngọc Chấn (2002), Điều hòa không khí, NXB Xây dựng.

[3]. Lê Xuân Ôn (1999), Thiết kế hệ thống làm lạnh và tái ngưng tụ khí hóa lỏng tàu thủy, NXB Giao thông vận tải.

[4]. R. Trott and T. C. Welch (2000), Refrigeration & Air-Conditioning, Elservier Science.

[5].  Arne Jakobsen, Bjarne Dindler Rasmussen, Morten Juel Skovrup, Simon Engedal Andersen (2001), CoolPack Software – Version 2.0, Technical University of Denmark.

[6]. UNITEST (2007), BASIC REFRIGERATION THEORY-2007.

[7]. Nguyễn Thương Ngô (2005), Lý thuyết điều khiển tự động thông thường và hiện đại, T1,2,3,4, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[8]. Phạm Công Ngô (1996), Lý thuyết điều khiển tự động, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[9]. Lê Xuân Ôn (1992), Cơ sở lý thuyết tự động điều chỉnh, Đại học Hàng Hải, Hải Phòng.

[10]. Lê Xuân Ôn (1992), Tự động hoá hệ thống động lực Diesel tàu thuỷ.Đại học Hàng Hải, Hải Phòng.

[11]. Anand D.K (1995), Introduction to Control Systems, 3rd ed, Oxford: Butterworth – Heinemann.

[12]. Curtis D. Johnson, Heidar A. Malki (2002), Control Systems Technology, Prentice Hall, Upper Saddle River, N.J.

[13]. Dorf, R. C. and R. H. Bishop (2001), Modern Control Systems, 9th ed, Prentice Hall, Upper Saddle River, N.J.

[14]. Franklin, G. F, J. D. Powell and A. Emami-Naeini (1994), Feedback Control of Dynamic Systems, 3th ed, Reading, MA: Addison-Wesley Publishing Company. Inc.

[15]. Ogata. K (2002), Modern Control Engineering, 4th ed, Prentice Hall, Upper Saddle River, N.J.

[16]. Paul H. Lewis, Chang Yang (1997), Basic Control Systems Engineering, Prentice Hall, Upper Saddle River, N.J.

[17]. Theodore E. Djaferis (1998), Automatic Control: The power of feedback using Matlab,Boston: PWS.

12. Kỹ thuật lạnh ứng dụng

- Số tín chỉ: 05

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: TKMH

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật lạnh cơ sở

- Nội dung học phần: Nội dung bao gồm sơ đồ hệ thống lạnh trong thực tế, các tổ hợp làm lạnh, các ứng dụng của hệ thống làm lạnh trong các ngành kinh tế như thực phẩm (kho lạnh, buồng lạnh, máy lạnh thương nghiệp, bẻ kem, đá, máy lạnh đông thực phẩm, tủ lạnh gia đình…), trong công nghiệp rượu, bia, bơm nhiệt, hút ẩm, máy lạnh trên các phương tiện vận tải. Học phần này cũng cung cấp các phương pháp tính toán, thiết kế các hệ thống làm lạnh thường gặp trong thực tế, kỹ thuật.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Ilija CEREPNALKOVSKI. Modern Refrigerating Machines. Elsevier Science Publishers, Netherlands, 1991.

[2]. P. C. Koelet and T.B. Gray. Industrial Refrigerating, Principles, Design and Applications.  MacMilan Press LTD. 1992.

[3]. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Đinh Văn Thuận. Kỹ thuật lạnh ứng dụng. Nhà xuất bản Giáo dục, 1995.

[4]. R. Trott and T. Welch. Refrigeration and Air Conditioning. Third edition. Butterworth – Heinemann, 2002.

[5]. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy. Kỹ thuật lạnh cơ sở. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

[6]. Nguyễn Đức Lợi. Kĩ thuật lạnh căn bản. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011.

13. Nồi hơi

- Số tín chỉ: 04.

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: BTL

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Đã học xong các môn học cơ bản và cơ sở

- Nội dung học phần: Giáo trình gồm 13 chương bắt buộc, không có phần tham khảo với nội dung: Giới thiệu chung về nồi hơi, chất đốt, quá trình đốt cháy chất đốt, thiết bị buồng đốt, các loại tổn thất nhiệt và hiệu suất nồi hơi, kết cấu nồi, tính nhiệt, tính thông gió và sức cản khí, tính thủy động học, vật liệu và độ bền, chất lượng nước cấp và chất lượng hơi, thiết bị khung giàn bệ vách nồi vàsử dụng và bảo dưỡng nồi hơi.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. TS.PGS Nguyễn Hồng Phúc. Hệ động lực hơi nước. Nhà xuất bản Trường đại học Hàng Hải.

[2]. Bộ môn Nhiệt động kỹ thuật. Tập bài giảng Nồi hơi tàu thủy. Trường Đại học Hàng Hải. Năm 2013

[3]. Trương Duy Nghĩa - Nguyễn Sĩ Mão. Thiết bị lò hơi Tập 1 và 2 Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1975

[4]. Trần Phương. Nồi hơi tàu thủy. 3 tập

[5]. Nhiệt kỹ thuật. Đại học Bách khoa Hà Nội.

[6]. Lò hơi . Đại học Bách khoa Đà Nẵng

14. Tự động hóa trong thiết kế hệ thống nhiệt lạnh và thông gió

- Số tín chỉ: 03

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Đã học xong học phần Tin học đại cương, Vẽ kỹ thuật

- Nội dung học phần: Giới thiệu chung về tự động hóa thiết kế, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng trong tính toán thiết kế hệ thống nhiệt lạnh, xây dựng các phương án, phân tích và lựa chọn quá trình tự động hóa tối ưu, phân tích lựa chọn và xây dựng các chương trình tự động hóa thiết kế  trên ứng dụng nền.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Tập bài giảng tự động hóa thiết kế - Bộ môn động lực Diesel

[2]. Autodesk Revit MEP training puplic, Đào Ngọc Hùng, ĐH Bách khoa tp. Hồ Chí Minh.

[3]. VB & VBA ngôn ngữ lập trình tự động hóa thiết kế trong môi trường AutoCAD, Bộ môn: Cơ sở Thiết kế máy & Robot – Khoa: Cơ khí Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[4]. Thiết kế hệ thống HVAC với Revit MEP 2010, Đào Ngọc Hùng, ĐH Bách khoa tp. Hồ Chí Minh.

[5]. Lập kế hoạch và quản lý dự án bằng Microsoft Project 2002, Trịnh Tuấn, Trường ĐH Xây dựng, Hà nội

[6]. Trace 700 Building Energy and Economic Analysis, The Trane Air-Conditioning Economics, The Trane Company, 2011.

[7]. Automating Manufacturing Systems with PLCs, Hugh Jack, Copyright (c) 1993-2008 Hugh Jack (jackh@gvsu.edu)

[8]. Integration and Automation of Manufacturing Systems, Copyright (c) 1993-2008 Hugh Jack (jackh@gvsu.edu)

[9]. Cad/cam theory and applycation, AIT Thailan

[10]. Engineering Optimization, SINGIRESU S. RAO, School of Mechanical Engineering, Purdue University,West Lafayette, Indiana.

[11]. Simulation of shipbuilding operations, National Institute of Standards and Technology (NIST).

[12]. Excel Programming, O'Reilly Media, Inc, USA, 2004

[13]. The Power of Mind Mapping, Tony Buzan, London

15. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiệt lạnh

- Số tín chỉ: 03

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không.

- Học phần: Bắt buộc.

- Điều kiện tiên quyết: Đã học xong các học phần Động cơ, kỹ thuật làm lạnh, kỹ thuật hâm, sấy, điều hòa không khí.

- Nội dung học phần: Học phần cung cấp kiến thức về:  Các khái niệm cơ bản về bảo dưỡng và sửa chữa; Hao mòn và hư hỏng của các thiết bị hệ thống nhiệt lạnh trong quá trình sử dụng; Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa; Công nghệ chuẩn đoán và bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống thiết bị như động cơ, lò hơi, máy nén…; Khái niệm và phương pháp thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa hệ thống thiết bị nhiệt lạnh.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. GS. TS. Trần Văn Địch.  Gia công tinh bề mặt chi tiết máy. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật - 2004.

[2]. TS. Nguyễn Đức Hùng. Sổ tay mạ nhúng phun. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật - 1992.

[3]. PGS. TS. Hoàng Tùng.  Công nghệ phun phủ và ứng dụng. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật - 2002.       

[4]. GS. TS. Nguyễn Anh Tuấn, PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm. Kỹ thuật ma sát và biện pháp nâng cao tuổi thọ thiết bị. Nhà xuất bản KH và KT Hà Nội- 1990.

[5]. Robert N.Brady. Modern Diesel Technology. Prentice Hall Englewood Cliffs, NewJersey Columbus, Ohio.

16. Tua-bin   

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Tự chọn.

- Điều kiện tiên quyết: Đã học xong các môn học Cơ bản và Cơ sở

- Nội dung học phần: Môn học tuabin gồm 5 chương: cơ sở lý thuyết của tuabin hơi, loại tuabin, kết cấu của tuabin, những tổn thất năng lượng bên trong tuabin; các hệ thống phục vụ tuabin.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. PGS. TS. Nguyễn Hồng Phúc. Hệ động lực hơi nước. Nhà xuất bản Trường đại học Hàng Hải.Tài liệu tham khảo:

[2]. Bộ môn Nhiệt động kỹ thuật. Tập bài giảng Nồi hơi tàu thủy. Trường Đại học Hàng Hải. Năm 2013

[3]. Trương Duy Nghĩa - Nguyễn Sĩ Mão. Thiết bị lò hơi Tập 1 và 2 Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1975

[4]. Trần Phương. Nồi hơi tàu thủy. 3 tập

[5]. Nhiệt kỹ thuật. Đại học Bách khoa Hà Nội.

[6]. Nguyễn Hoài Niệm. Tuabin hơi tập 1

[7]. Trần Kim Thành. Tuabin hơi tập 2

17. Khai thác hệ thống thiết bị nhiệt lạnh và thông gió

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Tự chọn

- Điều kiện tiên quyết: Đã học xong các học phần Động cơ, kỹ thuật làm lạnh, kỹ thuật hâm, sấy, điều hòa không khí.

- Nội dung học phần: Học phần cung cấp kiến thức về:  Các khái niệm cơ bản về vận hành, khai thác hệ thống thiết bị nhiệt lạnh, tổng quan thiết bị nhiệt lạnh sử dụng trong các ngành công nghiệp và dân dụng; Thông số kỹ thuật của hệ thống, thiết bị và phương pháp xác định, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các thiết bị hệ thống và phương pháp xác định các thông số công tác; Khai thác và vận hành thử nghiệm các hệ thống nhiệt lạnh.

- Tài liệu tham khảo:

Đang cập nhật

18. Sử dụng năng lượng hiệu quả

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Tự chọn

- Điều kiện tiên quyết: Hóa đại cương; Kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật nhiệt.

- Nội dung học phần: Trang bị cho sinh viên kiến thức về năng lượng và hiểu về năng lượng một cách sâu sắc, từ đó để thấy tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sự phát triển bền vững.

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Nguyễn Trọng Phượng, Sử Dụng Năng Lượng Hiệu Quả, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội, 2008.

[2]. Nguyễn Văn Tuyên, Sinh Thái và Môi Trường, 1998. 

19. Thực tập chuyên ngành

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Bố trí sau các học phần cơ sở chuyên ngành.

- Nội dung học phần:

Đang cập nhật

20. Thực tập tốt nghiệp  (6 tuần)

- Số tín chỉ: 03

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Bắt buộc

- Điều kiện tiên quyết: Bố trí sau các học phần chuyên ngành.

- Nội dung học phần:

Đang cập nhật

21. Đồ án tốt nghiệp

- Số tín chỉ: 06

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Tự chọn

- Điều kiện tiên quyết: Bố trí sau các học phần chuyên ngành.

- Nội dung học phần:

Đang cập nhật

22. Chuyên đề 1: Thiết kế hệ thống cấp nhiệt

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Tự chọn

- Điều kiện tiên quyết: Bố trí sau các học phần chuyên ngành.

- Nội dung học phần:

Đang cập nhật

23. Chuyên đề 2: Thiết kế hệ thống cấp lạnh

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Tự chọn

- Điều kiện tiên quyết: Bố trí sau các học phần chuyên ngành.

- Nội dung học phần:

Đang cập nhật

24. Chuyên đề 3: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí

- Số tín chỉ: 02

- Bài tập lớn/ Thiết kế môn học: Không

- Học phần: Tự chọn

- Điều kiện tiên quyết: Bố trí sau các học phần chuyên ngành.

- Nội dung học phần:

Đang cập nhật

Liên kết Website